Khi đến Khoa Cấp cứu một bệnh viện lớn, chị cảm giác nửa người bên phải yếu dần, nói chuyện khó khăn và nhìn xung quanh không rõ. Chị A. chỉ nghe bác sĩ nói to: “Đột quỵ cấp” rồi gần như không biết gì nữa.
Người bệnh được chụp CT não cấp cứu, theo dõi tình trạng tắc mạch máu não và lưu lại cấp cứu vài giờ. Sau khi có kết luận bị thiếu máu não thoáng qua, chị A. điều trị thêm 3 ngày, cơ thể hơi yếu, run tay phải.
“Ai cũng nói tôi may mắn vì vào viện kịp thời. Dù chỉ là cơn thiếu máu não thoáng qua nhưng tôi như bước một chân vào đột quỵ vậy, rất sợ hãi. Trải nghiệm đắt giá này buộc tôi phải điều chỉnh lại sinh hoạt, giảm stress từ công việc và cảnh giác với đột quỵ dù mới 34 tuổi”, chị nói.
Theo bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, mỗi năm, có khoảng 14 triệu người trên thế giới bị đột quỵ, trong đó 6 triệu người tử vong. Tại nhiều quốc gia, tử vong do đột quỵ đã đứng hàng đầu, cao hơn cả nguyên nhân do bệnh tim mạch, trong đó có Việt Nam.
"Đột quỵ đã giết chết nhiều phụ nữ hơn cả bệnh ung thư vú, giết chết nhiều nam giới hơn ung thư tuyến tiền liệt. Hơn 80 triệu bệnh nhân sống sót trong tình trạng tàn phế, di chứng nặng nề”, bác sĩ Nghĩa nói.
Không có thuốc ngừa đột quỵ
Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ Không ít bệnh nhân nặng dù thoát chết nhưng chịu cảnh di chứng não và vận động; trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội; bản thân rơi vào trầm cảm…
Đáng báo động hơn, đột quỵ đang trẻ hóa. Các bệnh viện tại TP.HCM đã ghi nhận một số ca đột quỵ trên 30 tuổi, thậm chí có bệnh nhân mới qua 20 tuổi.
Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ bao gồm, yếu tố bệnh lý bẩm sinh, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thừa cân béo phì, lười vận động, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia. Bác sĩ cho hay, những người có yếu tố nguy cơ hoàn toàn có thể phòng ngừa đột quỵ trong tương lai.
Cụ thể, nhóm người ít vận động cần tăng cường tập luyện thể dục với 3 đến 4 lần trong tuần, mỗi lần tập 30 đến 45 phút, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia ở mức tối đa.
Nhóm bệnh nhân tiểu đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp: nắm rõ tình trạng của bản thân, theo dõi các chỉ số đường huyết, mỡ máu, huyết áp, tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ngừng sử dụng thuốc trong quá trình điều trị.
Người đã bị đột quỵ thoáng qua hoặc đột quỵ từng phải nhập viện điều trị: tuyệt đối không chủ quan, cần sử dụng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ đột quỵ tái phát sẽ diễn tiến nặng hơn những lần đột quỵ trước.
Bác sĩ Nghĩa khẳng định, hiện nay chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể phòng ngừa được bệnh đột quỵ, giải pháp tối ưu nhất là thay đổi lối sống, chủ động điều trị các bệnh lý liên quan.
“Chọn lối sống khoa học, tăng cường vận động, chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế sử dụng các chất kích thích và kiểm soát tốt các bệnh lý liên quan có thể giúp cộng đồng giảm được 80% nguy cơ dẫn tới đột quỵ”, bác sĩ Nghĩa nói.
Làm gì khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ?Khi phát hiện đột quỵ, hãy gọi ngay xe cấp cứu, không nên trì hoãn. Người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để nhận được sự điều trị kịp thời.
Xác định vị trí của đơn vị cấp cứu đột quỵ gần nơi ở của mình nhất. Đến đúng bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ cấp sẽ giúp tiết kiệm thời gian vàng.
Không nên áp dụng các biện pháp dân gian, truyền miệng để sơ cứu đột quỵ. Điều đó có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
" alt=""/>Suýt đột quỵ ở tuổi 30, cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?Diện tích cả 2 khu này hơn 21.000m2, trong đó công viên sinh thái ghềnh Nam Ô hơn 18.600m2, quảng trường phía Nam ghềnh Nam Ô hơn 2.400m2.
Việc hình thành công viên sinh thái và quảng trường công cộng để bảo vệ ghềnh Nam Ô, đồng thời tổ chức không gian công cộng kết hợp khai thác du lịch phục vụ người dân và du khách.
Tại công viên sinh thái ghềnh Nam Ô sẽ được bố trí tuyến đường đi dạo quanh ghềnh, trên tuyến bố trí các điểm không gian mở như sàn ngắm cảnh, sàn khai thác cảnh quan của ghềnh, các công trình dịch vụ, tiện ích phục vụ cho việc tham quan ghềnh của du khách.
Trong khi đó, tại quảng trường phía Nam ghềnh Nam Ô sẽ tạo không gian quảng trường lớn, kết hợp với cây xanh cảnh quan tạo thành quảng trường trung tâm phía Nam ghềnh Nam Ô. Bên cạnh đó còn bố trí các tiện ích công cộng như chòi nghỉ, nhà vệ sinh phục vụ du khách.
Quy hoạch cũng nêu rõ việc bảo tồn, tôn tạo các di tích trong khu vực ghềnh Nam Ô, giữ nguyên hiện trạng đất rừng tự nhiên
" alt=""/>Đà Nẵng đầu tư công viên sinh thái và quảng trường Nam ÔKiki (bên phải) đưa hai người bạn Nhật Bản của mình tới khám phá và trải nghiệm tại địa đạo Củ Chi (Ảnh chụp màn hình)
Nơi đây cũng từng lọt Top 25 điểm đến biểu tượng châu Á do người dùng TripAdvisor - ứng dụng du lịch uy tín phổ biến toàn cầu bình chọn (năm 2017), được báo South China Morning Post của Hong Kong xếp vào top 7 tour đường hầm nổi tiếng thế giới (năm 2018) và được tờ CNN liệt kê vào top điểm đến ngầm dưới lòng đất của thế giới.
Tại Việt Nam, địa đạo Củ Chi được mệnh danh là “vùng đất thép” khi từng được xem như căn cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ tư lệnh Sài Gòn - Gia Định trong hai cuộc kháng chiến. Địa đạo được xây dựng từ năm 1946 và mất 20 năm mới hoàn thiện với hệ thống đường hầm dài tới 200 km, sâu từ 3-12m, gồm 12 tầng, chịu được sức công phá của nhiều loại bom hạng nặng.
Đây cũng là nơi sinh sống, làm việc và chiến đấu của quân dân Củ Chi, có thiết kế gồm nhiều căn phòng, hầm y tế, nhà ăn, phòng họp, nhà kho lương thực, vũ khí, ổ chiến đấu, bếp, nhà may quân trang, công binh xưởng, giếng nước...
Sau này, một số đường hầm được cải tạo, mở nắp rộng hơn hay phục dựng mô hình cho du khách tham quan và trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút cả khách nội địa và quốc tế tới khám phá.
Tới địa đạo Củ Chi, sau khi lắng nghe hướng dẫn viên giải thích và xem video giới thiệu về khu di tích lịch sử này, Kiki, Ayumi và Fumi tỏ ra rất hào hứng. Trong đó, nam du khách Fumi cảm thấy vô cùng thích thú khi được thử “chui vào lòng đất” qua lối đi nhỏ xíu như cách mà dân quân Củ Chi từng sinh hoạt và chiến đấu trong giai đoạn kháng chiến.
Cũng tại đây, Kiki và hai người bạn của mình lần đầu được thử bắn súng đạn thật. Giá vé vào khu vực và trải nghiệm bắn súng là 60.000 đồng/lượt bắn (phải mua ít nhất 10 lượt bắn). Kiki mạnh dạn chi 1.2 triệu đồng để hai người bạn có thể thỏa sức trải nghiệm bắn súng. Mặc dù âm thanh phát ra từ tiếng súng bắn rất to khiến Ayumi có chút lo sợ song cả ba đều hào hứng với hoạt động này.
![]() | ![]() |
Sau đó, nhóm du khách được hướng dẫn đi vào đường hầm bí mật. Đường khá tối và nhỏ, chỉ đủ một người lọt qua song có rất đông du khách trải nghiệm. Dù thừa nhận phải khom lưng mới di chuyển được và có chút khó thở khi kết thúc trải nghiệm này nhưng cả 3 người đều thấy vui vì được khám phá nhiều điều thú vị, ý nghĩa tại khu địa đạo nổi tiếng.
Kết thúc hành trình tham quan và khám phá địa đạo, ba du khách người Nhật còn ấn tượng với một món ăn "lót dạ" khá độc đáo mà họ được phục vụ khi dừng chân nghỉ ngơi tại nhà chờ cạnh khu vực bắn súng. Đó chính là sắn (khoai mì) hấp chấm với muối mè (hay còn gọi là muối vừng).
"Đây là sắn nhỉ, ăn khá giống khoai nhưng không ngọt bằng. Có vẻ như bây giờ ăn gì cũng thấy ngon vì vừa mệt vừa đói. Nhưng thực sự càng ăn càng thấy ngon", Ayumi hài hước nói.
Được biết, sau chuyến đi tới địa đạo Củ Chi, Kiki cũng đưa hai người bạn của mình trở lại TP.HCM, tiếp tục hành trình khám phá văn hóa và ẩm thực trên dải đất hình chữ S.
Phan Đậu
" alt=""/>Khách Nhật ‘chui vào lòng đất’, ăn đặc sản sắn chấm muối vừng ở địa đạo Củ Chi